Chủ đề: Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc: 11 điều không nên tiết lộ
Phỏng vấn xin việc là cuộc trò chuyện giữa bạn với nhà tuyển dụng nhằm tìm hiểu và xác định xem cả hai có phù hợp để làm việc cùng nhau hay không. Tuy nhiên, đừng để tính chất giản dị của cuộc trò chuyện khiến bạn trở nên chủ quan và quá tự nhiên. Bạn đang được đánh giá bởi những điều bạn nói và khi nói về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc thì các chuyên gia nhân sự khuyên rằng có một số vấn đề bạn không bao giờ nên tiết lộ với nhà tuyển dụng tiềm năng, cụ thể là 11 điều sau đây.
11 điều không nên tiết lộ khi đi phỏng vấn xin việc
Thông tin chi tiết:
Xem công việc ứng tuyển là bước đệm để thăng tiến trong sự nghiệp
Nhiều người thay đổi công việc cứ sau vài năm, vì vậy các vai trò mà họ ứng tuyển đều là một bước đệm. Nếu đây là những gì bạn đang thực hiện thì đừng bao giờ tiết lộ với nhà tuyển dụng. Họ đang tìm kiếm một người có thể làm các công việc mà họ cần làm, nếu bạn “nhảy” sang cơ hội tiếp theo, họ sẽ phải bắt đầu tuyển dụng lại. Điều này sẽ khiến họ mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc và đây là lý do khiến họ e ngại khi tuyển dụng bạn.
Thay vào đó, hãy chứng minh rằng công việc là một cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời đối với bạn, chứ không phải là điểm khởi đầu cho những gì bạn thực sự muốn làm. Đây là điều bạn cần phải thể hiện trong cả buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Muốn thăng tiến nhanh chóng
Có tham vọng hoàn toàn không phải là một điều xấu. Nhưng nếu bạn hiểu người phỏng vấn muốn gì từ ứng viên lý tưởng của mình, thì câu “Tôi muốn thăng tiến nhanh chóng” không phải là điều không bao giờ nên nói. Bởi nếu bạn nói như vậy, họ sẽ cảm thấy rằng vì bạn muốn thăng tiến nhanh nên bạn sẽ không gắn bó lâu dài nếu công ty không thể cung cấp sự thăng tiến mà bạn đang tìm kiếm. Vì vậy, đừng bao giờ bày tỏ tham vọng của bạn trước người phỏng vấn.
Ngoài ra, cũng có một lý do khác: Nếu người phỏng vấn đang giữ một vị trí quan trọng và khi bạn nói như thế, họ sẽ cảm thấy bị đe dọa rằng bạn có thể nhanh chóng tiến lên vị trí của họ. Và hãy đoán xem, họ sẽ hành động như thế nào để tránh được nỗi lo ấy? Có thể họ sẽ không tuyển dụng bạn và xem bạn là người quá tự tin hay quá tham vọng.
Điểm yếu liên quan đến công việc
Khi chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc làm, các chuyên gia nhân sự đều cho rằng các câu hỏi về điểm yếu và điểm mạnh của bạn sẽ là điểm mà nhà tuyển dụng chú ý khá nhiều. Mục đích của việc này là để xem liệu bạn có thể xử lý các câu hỏi khó và giao tiếp tốt dưới áp lực hay không. Mặt khác, nó cũng giúp nhà tuyển dụng hiểu được mức độ tự nhận thức của bạn: bạn có hiểu về bản thân mình, biết mình có những tài năng gì và các vấn đề nào cần cải thiện.
Do đó, liệt kê những điểm yếu liên quan đến công việc sẽ khiến bạn trông như một ứng viên không đủ khả năng và nhà tuyển dụng sẽ loại bỏ bạn ngay lập tức vì lí do này. Đây là tình huống mà nhiều người lần đầu đi phỏng vấn xin việc hay mắc phải. Một cách ứng xử thông minh trong trường hợp này là đề cập đến một điểm yếu – điều không phải là yêu cầu cần thiết cho công việc – và giải thích về cách bạn đang cố gắng cải thiện. Bằng cách này, bạn đã cho thấy mình là người biết suy nghĩ, sẵn sàng học hỏi và phấn đấu để trở nên tốt hơn dù là phỏng vấn xin việc tiếng Anh hoặc phỏng vấn xin việc bằng tiếng Trung.
Mối quan hệ không tốt với nhà quản lý hoặc đồng nghiệp cũ
Có thể bạn đã có một cấp trên không như ý hoặc các mối quan hệ làm việc tiêu cực tại một số thời điểm trong sự nghiệp. Thường thì đây là lí do bạn thay đổi công việc nhưng đừng bao giờ đề cập đến điều đó trong một cuộc phỏng vấn.
Nói những điều tiêu cực về kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của bạn sẽ chỉ khiến bạn trông giống như một người hay phàn nàn. Thay vì vậy, hãy nói rằng đó là một trải nghiệm học tập tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn tại thời điểm đó, bây giờ bạn đã phát triển hơn và rất hào hứng khi nhận được những thử thách mới, chẳng hạn như công việc mà bạn đang phỏng vấn. Nhà tuyển dụng muốn tuyển những người tích cực, lạc quan, vui vẻ cho doanh nghiệp của họ chứ không phải những người chỉ nhìn về mặt tiêu cực có thể kéo không khí của văn phòng đi xuống.
Sự chán nản, tuyệt vọng
Tất nhiên, bạn cần một việc làm, đó là lí do vì sao bạn có mặt trong cuộc phỏng vấn này. Thế nhưng bạn đừng thể hiện rằng bạn rất cần công việc này bởi vì không ai khác sẵn sàng trao cho bạn cơ hội. Điều này khiến bạn trông như một người tuyệt vọng và xem thường bản thân mình. Về bản chất, cuộc phỏng vấn xin việc tập trung vào nhu cầu của doanh nghiệp và cách bạn có thể giúp đỡ họ. Thế nên, thay vì thể hiện sự yếu đuối, hãy nói về những lợi ích mà bạn có thể mang đến cho nhà tuyển dụng.
Thiếu tự tin
Căng thẳng, lo lắng là yếu tố vốn có trong bất kỳ cuộc phỏng vấn việc làm nào và cũng là vấn đề bạn thường xuyên gặp phải trong công việc. Nếu bạn thể thiện sự thiếu tự tin trong buổi phỏng vấn, thì nhiều khả năng nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không thể tự mình xử lý các tình huống khó khăn khi bắt đầu công việc. Do đó, bạn cần phải tự tin. Hãy thực hành nói về các kinh nghiệm làm việc và thành tựu đã đạt được cũng như chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn. Một cái bắt tay chắc chắn, giao tiếp bằng mắt và một nụ cười ấm áp sẽ khiến bạn tự tin hơn rất nhiều.
Kiêu ngạo
Ngược lại với sự tự ti, có nhiều ứng viên tỏ ra quá tự tin về bản thân mình. Tự tin vào khả năng và cho thấy vì sao bạn hợp với công việc là điều cần thiết nhưng không nên làm quá mọi thứ. Bạn có thể nói về những thành tích trước đây và hỏi về con đường thăng tiến ở công việc ứng tuyển nhưng sẽ không ổn nếu nói với người phỏng vấn rằng bạn là ứng viên tuyệt vời cho công việc. Điều này không thể thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn mà trái lại họ còn nghi ngờ về khả năng thực sự của bạn.
Mức lương cho công việc ứng tuyển cao hơn
Nếu công việc bạn đang ứng tuyển được trả mức lương cao hơn so với các công việc khác mà bạn đã từng làm trong quá khứ, hãy kín tiếng. Tiết lộ thông tin này sẽ loại bỏ bất kỳ cơ hội deal lương nào và làm ảnh hưởng đến lời mời làm việc của bạn sau này. Thay vào đó, hãy cho biết bạn đáng giá bao nhiêu dựa trên mức kinh nghiệm và giá trị nếu được hỏi về mức lương mong muốn trong cuộc phỏng vấn.
Bạn bị sa thải ở công việc trước đó
Có thể nhà tuyển dụng muốn biết lý do tại sao bạn rời đi hoặc ít nhất là tại sao bạn tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Bằng mọi giá, hãy cố gắng tránh bị lôi kéo vào một cuộc trò chuyện về lý do tại sao bạn bị sa thải. Tiết lộ rằng bạn bị sa thải khỏi công việc gần đây sẽ khiến nhà tuyển dụng đưa ra nhiều câu hỏi hơn và bạn có thể bị buộc phải tự bảo vệ mình bằng cách nói xấu ai đó trong khi một hành vi không được lòng bất cứ nhà tuyển dụng nào.
Các vấn đề cá nhân có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc
Các vấn đề cá nhân chắc chắn sẽ xuất hiện trong suốt sự nghiệp của bạn nhưng các nhà tuyển dụng có nhiều khả năng đồng cảm với nhu cầu của một nhân viên hiện tại hơn là một người mà họ đang phỏng vấn. Cho dù mối quan hệ của bạn và người phỏng vấn tuyệt vời đến mức nào thì cũng không bao giờ khôn ngoan khi tiết lộ những vấn đề cá nhân tiêu cực khiến bạn phải phân tâm, không thể tập trung hết sức mình vào công việc. Tốt nhất là giữ cho buổi phỏng vấn xin việc xoay quanh công việc của bạn nếu bạn muốn được xem là ứng viên phù hợp với vị trí. Đây cũng là một kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bạn cần nhớ để áp dụng cho những lần tiếp theo.
Bạn không có người tham khảo
Nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ chắc chắn về bạn chỉ qua lời nói của bạn trong buổi phỏng vấn xin việc. Đó là lý do tại sao một người tham khảo là yếu tố cần thiết nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quan trọng trong công ty. Nếu bạn nói rằng bạn không có người tham khảo, điều đó có nghĩa là không có cách nào khác để xác minh thông tin của bạn và vì lí do này cơ hội được tuyển dụng của bạn sẽ rất ảm đạm.
Vậy phải làm gì nếu bạn thực sự không có người tham khảo? Hoặc bạn là một sinh viên mới ra trường đi tìm việc? Trước hết, đừng đề cập đến vấn đề này ngay từ đầu. Người phỏng vấn có thể hỏi bạn về những người biết bạn và kinh nghiệm làm việc của bạn, thế nên hãy nghĩ đến ít nhất tên của 3 người trước khi vào phỏng vấn. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, hãy nghĩ đến 3 thầy cô biết rõ về bạn. Hãy chắc chắn họ rất đáng tin cậy và nói tốt về bạn. Hãy nhớ rằng, người phỏng vấn sẽ tin tưởng vào người khác hơn là những gì bạn nói về bản thân mình.
Những điều tránh tiết lộ trên đây chỉ là một số trong những lưu ý khi đi phỏng vấn xin việc, cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi “Đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì?”. Bạn cần hiểu rằng chỉ một chút sơ ý cũng có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu sai về bạn và điều này có khả năng “bóp nát” giấc mơ về một việc làm như mong muốn. Do đó hãy chú ý đến những điều này và hiểu về nơi bạn ứng tuyển để có sự chuẩn bị tốt nhất. Nếu bạn chú ý đến chi tiết, bạn sẽ luôn làm tốt trong buổi phỏng vấn của mình.
Trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn cần chứng tỏ rằng bạn là một tài sản của nhà tuyển dụng vì sở hữu các kỹ năng và thái độ tích cực. Thể hiện thái độ kiêu căng hoặc tự thổi phồng bản thân sẽ chỉ làm tổn thương cơ hội được tuyển dụng của bạn mà thôi. Hy vọng với một vài kinh nghiệm phỏng vấn xin việc được chia sẻ trên đây, bạn có thể tạo được ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
Nguồn: Careerlink.vn