Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên – Bác sĩ Thận – Nội tiết – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có hơn 11 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh nội khoa chung đặc biệt có thế mạnh trong khám và điều trị chuyên ngành thận – Nội tiết.
Khi nói đến bệnh đái tháo đường type 2 hầu hết mọi người đều nghĩ rằng sẽ phải uống thuốc suốt đời để kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm muốn biết thực sự.
Tại sao người bệnh muốn dừng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ?
Đầu tiên để ngừng sử dụng thuốc đái tháo đường thì bạn phải kiểm soát tốt được lượng đường huyết trong máu bằng điều chỉnh chế độ ăn và lối sống mà bác sĩ tư vấn. Tiếp đến bác sĩ có thể đưa ra một số câu hỏi tại sao bạn muốn dừng thuốc như:
- Bạn có gặp khó khăn trong việc phải sử dụng thuốc nhiều lần/ngày không?
- Bạn có gặp phải tác dụng phụ làm giảm chất lượng cuộc sống không?
- Thuốc điều trị có quá đắt với bạn không và ảnh hưởng đến kinh tế?
Sau một thời gian bác sỹ khám lâm sàng và xét nghiệm máu bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể không cần dùng thuốc nếu đã kiểm soát đường máu bằng chế độ ăn và luyện tập và được sự đồng ý của bác sĩ tư vấn và cho phép.
Bệnh đái tháo đường có phải uống thuốc suốt đời không?
Nếu bạn đang dùng thuốc metformin, đây là thuốc đầu tay cho các bác sỹ lâm sàng nội tiết trong phác đồ điều trị phổ biến cho bệnh đái tháo đường type 2. Sau một thời gian bác sĩ có thể giảm liều thuốc metformin dần theo từng giai đoạn khi bạn đã giảm cân và đạt được trọng lượng lý tưởng. Thậm chí người bệnh có thể ngừng hẳn một thời gian không cần sử dụng metformin nếu bạn đang điều chỉnh lối sống lành mạnh và kiểm soát tốt được lượng đường huyết trong máu bằng liều thấp trong vài tháng. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi sát và hẹn tái khám lại người bệnh nếu thử ngưng sử dụng thuốc hoặc sử dụng liều thấp hơn.
Tuy nhiên vẫn còn một số lượng bệnh nhân khi người bệnh đã cố gắng kiểm soát đường máu bằng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục thì vẫn có thể phải quay lại dùng thuốc. Nguyên nhân là đái tháo đường là căn bệnh không thể điều trị khỏi mà tiến triển càng ngày càng nặng hơn.
Một nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh đái tháo đường thực hiện thay đổi lối sống rất nhiều như tập thể dục 175 phút/tuần và ăn 1.200 đến 1.800 calo mỗi ngày. Hầu hết người bệnh đều có thuyên giảm bệnh một phần và họ có thể giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật giảm cân.
Trong khi một số người đã có thể ngừng uống thuốc nhưng chỉ có thể kéo dài một vài năm và sau đó sẽ phải quay lại sử dụng thuốc. Mặc dù các bác sĩ không bao giờ muốn bệnh nhân của mình cảm thấy nản lòng khi buộc phải quay trở lại sử dụng thuốc hoặc thậm chí phải sử dụng thêm nhiều thuốc.
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh mãn tính sẽ nặng dần theo thời gian và để lại nhiều biến chứng bệnh cho người mắc. Vì thế người bệnh phải duy trì thói quen và lối sống lành mạnh để kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất. Còn uống thuốc hay không thì tùy thuộc vào từng cá thể khi thay đổi chế độ ăn và lối sống có phù hợp hay không.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai gói khám sàng lọc đái tháo đường, khi sử dụng gói dịch vụ này quý khách hàng sẽ được khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm, định lượng có liên quan đến bệnh tiểu đường. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng với kết quả và nhận được những lời tư vấn về phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa, kiểm soát lượng đường huyết, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn tham khảo: nhs.uk, webmd.com, vinmec.com