Dị ứng hạt mè: Triệu chứng, cách điều trị

Mè (hoặc vừng) là một loại hạt được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều công thức chế biến thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, loại hạt nhỏ bé này có thể tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng đối với một số người. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng với mè có khả năng dẫn đến sốc phản vệ, gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Dị ứng với mè (hạt vừng) là tình trạng gì?

Dị ứng hạt mè: Triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng hạt vừng (hoặc hạt mè) thường không xảy ra phổ biến như tình trạng dị ứng với đậu phộng, tuy nhiên các phản ứng có thể biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng không kém. Thậm chí, khi ăn mè bị dị ứng có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ ở một số trường hợp nhất định.

Sốc phản vệ do dị ứng với mè thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tiết ra quá mức một số loại hóa chất mạnh. Những hoá chất này có thể gây sốc phản vệ, làm cho mức huyết áp của người bệnh bị giảm xuống nhanh chóng, gây co thắt đường thở và dẫn đến triệu chứng khó thở.

Khi bị dị ứng với mè, bệnh nhân cần được chăm sóc y tế khẩn cấp và kịp thời. Nếu được xử lý sớm, hầu hết các trường hợp dị ứng thực phẩm có thể được điều trị hiệu quả mà không để lại hậu quả lâu dài.

Nghiên cứu đã cho thấy, trong những năm gần đây, các trường hợp dị ứng với mè có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Điều này một phần là do ngày càng có nhiều sản phẩm dinh dưỡng trên thị trường có chứa hạt vừng (hạt mè) và dầu mè. Hiện nay, dầu mè được coi là loại dầu ăn lành mạnh và được sử dụng khá rộng rãi trong các quá trình chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm một số món chay, nước sốt salad và các món ăn Châu Á hoặc Trung Đông. Cũng chính vì sự phổ biến này của hạt mè và dầu mè trong nền ẩm thực đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng của bệnh dị ứng với mè.

Dầu mè cũng được sử dụng nhiều trong các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và kem dưỡng da. Tuy nhiên, các sản phẩm chứa dầu mè này thường tạo ra rất ít phản ứng với hệ thống miễn dịch ở hầu hết mọi người.

Các triệu chứng thường gặp của dị ứng hạt vừng

Dị ứng hạt mè: Triệu chứng, cách điều trị

Thật khó có thể loại bỏ hoàn toàn hạt mè ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, ngay cả khi cẩn thận, bạn vẫn có thể vô tình tiếp xúc với mè. Một số triệu chứng thường gặp khi bạn bị dị ứng với mè, bao gồm:

  • Khó thở;
  • Nhịp tim thấp;
  • Ho khan;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Ngứa bên trong miệng;
  • Nổi mề đay;
  • Đau bụng;
  • Mặt đỏ bừng.
Dị ứng hạt mè: Triệu chứng, cách điều trị
Nổi mè đay là một trong những dấu hiệu của dị ứng với mè

Chẩn đoán dị ứng hạt mè

Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị dị ứng thực phẩm thì cần ghi nhớ những gì đã tiêu thụ ngay trước khi xảy ra phản ứng. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán và xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra dị ứng, từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Để chẩn đoán tình trạng dị ứng hạt vừng (mè), bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện “thử nghiệm thực phẩm” nhằm giúp tìm ra nguyên nhân gây phản ứng dị ứng. Trong thời gian thử nghiệm thực phẩm, bạn sẽ được cho ăn một lượng nhỏ hạt mè, sau đó tăng dần số lượng cho đến khi bác sĩ có thể đưa ra được chẩn đoán dựa trên phản ứng của cơ thể.

Phương pháp điều trị dị ứng hạt mè

Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng nghiêm trọng sau khi ăn hạt mè, bác sĩ có thể tiêm một liều epinephrin (adrenalin). Epinephrine thường có khả năng đảo ngược tiến trình của tình trạng sốc phản vệ khi cơ thể người bệnh bị dị ứng nặng.

Ngoài ra, nếu bị dị ứng với hạt mè, bạn nên chú ý luôn mang theo ống tiêm tự động có chứa epinephrine, chẳng hạn như EpiPen. Điều này sẽ giúp bạn xử lý kịp thời khi dị ứng xảy ra và tránh được tình trạng sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng.

Làm thế nào để ngăn ngừa dị ứng với mè?

Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như bánh mì, có thể sử dụng hạt mè, dầu mè hoặc bơ mè để làm thành phần chính. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng dị ứng với mè, bạn cần đọc kỹ nhãn dinh dưỡng của bất kỳ sản phẩm thương mại nào nhằm tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Ở một số nơi trên thế giới, chẳng hạn như Canada, Liên minh Châu Âu và Israel, luật ghi nhãn dinh dưỡng yêu cầu xác định hạt mè là một chất gây dị ứng thực phẩm chính và cần phải được ghi rõ trên nhãn dán.

Tuy nhiên, không phải lúc nào hạt mè cũng được liệt kê trên nhãn thực phẩm. Do vậy, bạn nên tránh lựa chọn các loại thực phẩm có nhãn dinh dưỡng không rõ ràng hoặc không minh bạch về thành phần.

Nhìn chung, bạn nên trở thành một người tiêu dùng thông thái trước những lựa chọn thực phẩm, bao gồm nghiên cứu, đọc kỹ nhãn dán dinh dưỡng và chỉ tiêu thụ những thức ăn mà bạn biết rõ về mức độ an toàn của chúng, nhằm hạn chế tối đa nhất nguy cơ bị dị ứng thực phẩm.

Tóm lại, nếu bạn bị dị ứng với mè thì khả năng cao cũng có thể bị dị ứng với các loại hạt khác. Theo nghiên cứu cho thấy, tình trạng dị ứng với hạt lúa mạch đen hoặc hạt phỉ có thể xảy ra tương tự với dị ứng hạt vừng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhạy cảm với các loại hạt cây khác như quả hạnh, quả óc chóquả hồ trăn và quả hạch Brazil. Do vậy, cần phải thận trọng khi sử dụng và lựa chọn thực phẩm để tiêu dùng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Leave a Reply