Không chỉ có màu sắc đẹp, gạo tím còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Chất chống oxy hóa, chất xơ, chất đạm, sắt,… Ăn gạo tím sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Gạo tím là gì?
Gạo tím (gạo màu tím) là loại gạo có nguồn gốc từ châu Á. Hạt gạo có màu đen như mực. Khi nấu chín, cơm có màu tím đậm. Gạo tím còn được gọi là gạo đen, gạo cấm hay gạo hoàng đế. Tương truyền rằng từ xa xưa, gạo tím chỉ dành để dâng lên các đời hoàng đế cổ đại của Trung Quốc. Điều này có thể là do gạo tím rất hiếm, khó trồng và chăm sóc.
Giống như các giống lúa khác, gạo tím có nguồn gốc từ gạo Nhật Bản. Người ta ước tính có thể gạo tím đã được trồng từ 2500 năm trước Công nguyên. Những hạt gạo tím than có thể là kết quả của một gen lúa đột biến.
Gạo tím có 2 dạng là gạo nếp và gạo tẻ. Cả 2 dạng đều không chứa gluten.
Xem ngay: Gạo lứt có tốt không? Lợi ích giảm cân, tiểu đường, tim mạch?
Lợi ích sức khỏe của gạo tím
Giá trị thực sự của gạo tím thảo dược là ở các thành phần dinh dưỡng của nó. Các chất dinh dưỡng có trong gạo tím bao gồm:
1/ Chất chống oxy hóa
Màu của gạo tím được tạo thành bởi một flavonoid gọi là sắc tố anthocyanin. Chính sắc tố này cũng tạo màu đậm cho quả việt quất, cà tím và nhiều loại trái cây, rau quả khác. Anthocyanins là hóa chất thực vật được tìm thấy trong thực vật. Chúng có đặc tính chống viêm và chống ung thư. Chất chống oxy hóa mạnh như anthocyanins giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và béo phì.
2/ Chất xơ
Gạo nếp tím là loại còn nguyên hạt – còn nguyên lớp cám bên ngoài. Vì thế, nó có nhiều chất xơ và có vị bùi. Chất xơ rất quan trọng đối với nhu động ruột và sức khỏe của ruột, bên cạnh đó chất xơ còn giúp giảm cân, giảm cholesterol và huyết áp.
3/ Chất đạm
Gạo tím là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào – một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn chay. Chất đạm trong gạo tím giúp giảm tình trạng mất cơ bắp bằng giúp giúp cơ thể xây dựng, tái tạo các mô cơ. Nó cũng giúp kích thích tăng trưởng tế bào và giữ cho xương chắc khỏe.
4/ Chất sắt
Gạo tím là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Sắt là một khoáng chất cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy. Nó cũng hỗ trợ cho việc truyền dẫn các xung thần kinh, điều khiển các chuyển động của cơ thể. Nếu bị thiếu sắt, bạn có thể bị thiếu máu.
So sánh gạo tím với các loại gạo khác
Trong 1⁄3 cốc gạo nếp tím có khoảng 200 calo (tuy nhiên lượng calo có thể khác nhau tùy từng nhãn hiệu cung cấp). Trong 1⁄3 cốc gạo lứt có khoảng 82 calo. Giống như các dạng gạo khác, gạo tím không chứa gluten.
Giống với gạo lứt, gạo tím là một loại ngũ cốc nguyên hạt. Hầu hết chất xơ và dưỡng chất được chứa trong cám và mầm gạo. Gạo trắng là loại gạo đã qua tinh chế nên cám và mầm đã được loại bỏ, khiến nó có ít dinh dưỡng hơn. Vì vậy, từ quan điểm dinh dưỡng, gạo lứt và gạo tím tốt hơn gạo trắng.
Tất cả các loại gạo đều giàu carbohydrate. Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm có nguồn chất xơ cao hơn để làm giảm tác động của carbohydrate đối với lượng đường trong máu. Gạo lứt và gạo tím có lượng chất xơ tương đương nhau, nhưng chúng chỉ nên chiếm một phần nhu cầu chất xơ hằng ngày. Khuyến nghị chất xơ hằng ngày là 20 – 25g đối với phụ nữ, 30 – 40g đối với nam giới. Ngoài gạo, bạn nên thêm các loại chất xơ khác vào chế độ ăn uống của mình.
Gạo tím thường có hàm lượng chất sắt cao hơn gạo lứt. Cả gạo lứt và gạo trắng đều không chứa sắc tố anthocyanin – chất chống oxy hóa cao có trong gạo tím. Gạo lứt có chứa chất chống oxy hóa nhưng không có hàm lượng cao như gạo tím.
Cả gạo tím và gạo lứt đều chứa một lượng nhỏ asen – một loại độc tố được hấp thụ từ đất trồng lúa. Gạo trắng ít bị nhiễm asen hơn vì lớp ngoài của nó đã được loại bỏ trong quá trình xay xát. Nếu bạn lo lắng về asen trong gạo, hãy vo gạo nhiều lần trước khi nấu để loại bỏ thành phần độc tố này.
Cách sử dụng gạo tím
Để hấp thu tốt nhất nguồn dinh dưỡng từ gạo tím, bạn có thể sử dụng gạo tím như sau:
- Vo gạo 3 – 4 lần với nước mát trước khi sử dụng;
- Đun sôi 1 cốc gạo với 2,5 cốc nước. Bạn cũng có thể thêm 1 thìa dầu oliu (hoặc bơ) cùng với 1/2 thìa muối để tăng hương vị cho cơm nấu từ gạo tím. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu cơm bằng nước luộc gà, nước luộc rau hoặc thậm chí là nước dừa để có vị ngọt hơn;
- Cho gạo vào nồi, đậy nắp, đun nhỏ lửa cho tới khi nước cạn gần hết. Đồng thời, khuấy nồi cơm liên tục trong khoảng 20 phút. Tắt bếp, để yên nồi nấu, đậy nắp thêm 5 phút cho tới khi nước cạn hoàn toàn;
- Cơm gạo tím khi chín vẫn hơi cứng. Để cơm mềm hơn, bạn có thể nấu thêm 10 phút, thêm 1⁄4 cốc nước, nấu với ngọn lửa nhỏ.
Gạo tím có thể được sử dụng trong bất kỳ công thức nấu ăn nào có nguyên liệu là gạo, bao gồm các món xào, cơm nắm, món hầm,… Với nguồn dinh dưỡng to lớn, bạn có thể tận dụng và thay đổi khẩu vị cho các món ăn hàng ngày.
Nguồn tham khảo: healthline.com, vinmec.com