Sau khi ăn Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Bài viết sau khi ăn Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Vũ Thị Duyên – Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chỉ số đường huyết sau khi ăn là một giá trị phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định đặc biệt là những loại thực phẩm cung cấp nhiều đường cho cơ thể. Một số xét nghiệm thường được thực hiện để đo được hàm lượng này là đo thử đường huyết sau ăn 1 giờ hoặc đường huyết sau ăn 2 giờ.

Đường huyết sau khi ăn

Chỉ số đường huyết trong máu là giá trị thể hiện nồng độ glucose có trong máu sau khi ăn thường hay đo sau 1h hoặc 2h có thể thay đổi tại nhiều thời điểm trong ngày. Sau những bữa ăn thì lúc này cơ thể bệnh nhân có thể nạp vào cơ thể một lượng thức ăn có chứa đường nên có thể chỉ số này sẽ tăng lên.

Chỉ số đường huyết rất quan trọng trong việc chẩn đoán, đánh giá và theo dõi người bệnh đái tháo đường đang điều trị. Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nguy cơ chỉ số đường huyết sau khi ăn. Những loại thực phẩm này thường hay chứa loại glucose chuyển hóa nhanh làm cho cơ thể hấp thu rất nhanh loại đường này. Vì vậy sau khi ăn những loại thức ăn này thì đường huyết tăng rất nhanh và cũng giảm nhanh ngay sau đó điều này không tốt đối với sức khỏe của người bệnh hay gây cho người bệnh nhiều bệnh lý tim mạch, thần kinh.

Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng chỉ số đường huyết sau khi ăn
Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng chỉ số đường huyết sau khi ăn

Ngược lại những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp tức là có chứa đường chuyển hóa chậm sẽ tốt hơn bởi vì chỉ số đường huyết sau khi ăn sẽ tăng lên từ từ và đồng thời giảm xuống cũng chậm hơn nên duy trì cho con người một nguồn năng lượng ổn định và không phải chịu ảnh hưởng của sự tăng hayhạ đường huyết quá đột ngột ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não bộ.

Đối với người bệnh đái tháo đường nên ăn những thức ăn có đường chuyển hóa chậm ( có chỉ số đường huyết thấp) hay hàm lượng đường ít vì sẽ giúp đường huyết dễ kiểm soát hơn đồng thời giúp chuyển hóa lipid diễn ra tốt hơn với những bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Đường huyết sau ăn 2 tiếng

Xét nghiệm đường huyết được chia làm các dạng như sau:

  • Đường huyết ngẫu nhiên: Mẫu máu có thể được lấy vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Đường huyết lúc đói: Bệnh nhân được lấy máu khoảng ít nhất 8 đến 10 giờ sau bữa ăn.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: Bệnh nhân được chỉ định uống 75g glucose sau đó lấy máu làm xét nghiệm đường huyết vào các mốc thời gian đường huyết sau ăn 1 giờ, 2 giờ.
  • HbA1c: Là chỉ số để đo lượng đường huyết trung bình trong 3 tháng của bệnh nhân có độ chính xác rất cao.

Giá trị bình thường của chỉ số đường huyết khác nhau với từng đối tượng đánh giá:

Với người khỏe mạnh bình thường:

  • Đường huyết ngẫu nhiên hoặc sau ăn 2 giờ < 140mg/dl hay 7.8 mmol/l.
  • Đường huyết lúc đói: < 100mg/dl hay < 5.6 mmol/l.
  • HbA1c: < 5.7%.
Giá trị đường huyết sau ăn 2 tiếng khác nhau với từng đối tượng đánh giá
Giá trị đường huyết sau ăn 2 tiếng khác nhau với từng đối tượng đánh giá

Kết luận

Kiểm tra đường huyết sau ăn là xét nghiệm đánh giá sự gia tăng nồng độ glucose máu ở người bình thường hoặc người bị đái tháo đường từ đó có thể kịp thời chẩn đoántăng đường huyết hay hạ đường huyết và có xử trí phù hợp.

Tầm soát đái tháo đường sớm có thể giúp người bệnh tránh được các biến chứng nghiêm trọng hơn của bệnh này; bao gồm tăng đường huyết mãn tính gây tổn thương mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu, nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoại biên.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Nguồn tham khảo: vinmec.om

Leave a Reply