Cháo và cơm từ gạo lứt có tốt cho sức khỏe không?

Cơm hay cháo từ gạo lứt dễ tiêu hóa, rất tốt cho những người mắc chứng khó tiêu hay người mới khỏi bệnh. Gạo lứt thường bổ, mát và có nhiều công dụng như: giúp giải nhiệt, giải khát, giảm đau thần kinh, làm dịu lo âu.

Thực đơn từ gạo lứt giúp điều trị bệnh

Cơm và cháo từ gạo lứt tốt cho sức khỏe
Cơm và cháo từ gạo lứt tốt cho sức khỏe

Thực đơn trong giai đoạn đầu điều trị

Thực đơn này giúp cho cơ thể chúng ta trở lại trạng thái cân bằng. Thực đơn có đặc tính điều hòa nhanh chóng, nên có thể dùng ở bất kỳ bệnh lý nào. Xem xét nếu cần thiết, có thể kết hợp với phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh.

Thức ăn chính: gạo tẻ lứt 100%. Số lượng tùy mức độ tiêu thụ của người bệnh, tuy nhiên không được vượt quá 400g/ngày, không nên ăn no. Chế biến dưới dạng cháo, cơm hay bánh tùy thuộc trình độ kỹ thuật, tuyệt đối không pha trộn với hóa chất hoặc dầu mỡ.

Muối, mè lứt: tỉ lệ muối và vừng sẽ tùy thuộc trạng thái của người bệnh khi đó, đơn giản là có thể dựa vào thể chất phân lỏng hay táo để gia giảm.

  • Phân táo: 1g muối trộn cùng khoảng 10 – 12g vừng.
  • Phân lỏng: 1g muối trộn cùng 5g vừng.
  • Phân bình thường: 1g muối trộn cùng 6 – 7g vừng.

Mỗi ngày dùng không quá 50g muối vừng.

Thức uống gạo lứt rang sẫm đem nấu nước uống mỗi ngày 1/2 lít hoặc nước đun sôi giữ ở mức nóng khoảng 37 độ C. Người bệnh nên ăn theo thực đơn trên cho đến khi bệnh bắt đầu ổn định.

Gạo lứt có thể nấu riêng hoặc trộn cùng ngũ cốc đều rất tốt cho sức khỏe
Gạo lứt có thể nấu riêng hoặc trộn cùng ngũ cốc đều rất tốt cho sức khỏe

Xem ngay: Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt không?

Thực đơn giai đoạn điều dưỡng

Thực đơn giai đoạn này giúp cho bệnh mau chóng ổn định, đồng thời phục hồi sức khỏe. Thực đơn có thể thêm thức ăn khác ngoài gạo lứt muối mè, không những để bổ sung theo nhu cầu loại bệnh mà còn để thay đổi món ăn cho bệnh nhân. Do đó, cần theo dõi sự cân bằng, hợp lý trong từng bữa ăn qua xem xét phân và nước tiểu.

Thức ăn chính: gạo lứt tẻ 60% trộn cùng tạp cốc (đậu nành 10%, đậu đỏ 10%, đậu đen 10%, kê 5%, vừng 5%). Số lượng và cách sử dụng như trong thực đơn đầu. Muối, vừng lứt cũng tương tự thực đơn trên.

Thức ăn phụ: rau, củ, cá… có quy định loại dùng cho từng bệnh, mỗi ngày dùng không quá 200g.

Thời gian ăn theo thực đơn này cho đến khi bệnh hoàn toàn ổn định.

Thực đơn giai đoạn an dưỡng

Thực đơn giai đoạn an dưỡng nhằm củng cố và tăng cường cho sức khỏe, phòng chống bệnh tật lâu dài. Ở thực đơn này người bệnh tự điều hòa bằng cách tự lựa chọn thức ăn hàng ngày của mình cho hợp lý và tự theo dõi qua phân, nước tiểu để thay đổi món ăn cho kịp thời.

Thức ăn chính: gạo tẻ lứt độn tạp cốc như thực đơn số 2, muối vừng lứt như thực đơn số 1.

Thức ăn phụ: tương tự như thực đơn 2, có thể mở rộng thêm món ăn theo khẩu vị (chọn trong bảng phân định thực phẩm) và phải phù hợp với trạng thái của cơ thể. Tất nhiên phải điều chỉnh cho cân bằng qua kinh nghiệm thực tế trong quá trình ăn chữa bệnh.

Thức uống: tương tự như thực đơn 1 hoặc thực đơn 2.

Số lượng trong thực đơn này, thức ăn chính cũng như thức ăn phụ, tùy theo nhu cầu của cơ thể mỗi người, nhưng với điều kiện lượng thức ăn phụ không được vượt quá 1/3 lượng thức ăn chính và chỉ ăn vừa đủ, không bao giờ ăn no.

Trong thời gian ăn theo thực đơn, nếu phát hiện thấy phân và nước tiểu không bình thường, người cảm thấy uể oải, ăn kém ngon cần dừng lại. Tùy theo mức độ để chuyển sang thực đơn 1 hoặc 2.

Xem thêm: Loại gạo nào tốt nhất và lành mạnh nên dùng?

Cách nấu cháo gạo lứt bổ dưỡng

Nguyên liệu

  • 100g gạo lứt
  • 50g hạt sen khô
  • 400g nấm mối (có thể thay thế bằng nấm bào ngư)
  • Tỏi băm
  • Gia vị: hạt nêm, đường, muối, dầu mè
Món cháo gạo lứt vốn rất dễ làm với những nguyên liệu đơn giản
Món cháo gạo lứt vốn rất dễ làm với những nguyên liệu đơn giản

Các bước tiến hành nấu cháo gạo lứt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo lứt đem vo sạch, sau đó ngâm qua đêm để gạo mềm. Vì gạo lứt nấu lâu mềm hơn gạo bình thường, do đó cần ngâm đủ thời gian để khi nấu cháo gạo được nở mềm thơm ngon.

Nấm mối (hoặc nấm bào ngư) làm sạch, ngâm với nước muối để nấm thải ra chất bẩn và độc tố. Sau khi ngâm, rửa sạch và vắt kỹ nấm. Tiếp theo đó, xào sơ qua nấm cùng một ít hạt nêm cho chín rồi để riêng.

Hạt sen khô đem ngâm qua đêm tương tự như gạo lứt, rửa sạch, luộc lên cho mềm rồi vớt ra để riêng. Cần giữ lại nước luộc hạt sen để nấu cháo.

Bước 2: Nấu cháo

Chảo được bắc lên bếp cho nóng, sau đó cho vào khoảng 2 thìa dầu mè, phi thơm tỏi cho nấm mối và hạt sen vào xào chung, nêm nếm các gia vị cho vừa ăn.

Đun lại nồi nước luộc hạt sen cho nóng, tiếp tục cho hỗn hợp đã xào ở trên cùng với gạo lứt đã ngâm vào nấu cho chín mềm trong khoảng 45 phút. Sau 45 phút, kiểm tra nếu gạo đã nở mềm thì nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Thành phẩm món cháo gạo lứt có hương vị thơm ngon tự nhiên từ hạt sen và nấm, màu sắc bắt mắt. Món ăn sẽ ngon hơn khi còn nóng.

Gạo lứt vốn có rất nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, loại gạo này cũng phù hợp dành cho những người có chế độ ăn kiêng. Sẽ tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể chế biến gạo lứt dưới dạng nấu cháo, cơm hoặc làm trà. Việc sử dụng gạo lứt trong chế độ ăn uống hàng ngày kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ đảm bảo mang đến sức khỏe tốt hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Leave a Reply